Áp dụng E.A.S.Y theo cân nặng

Các mẹ của bé dưới 6 tuần tuổi gặp khó khăn với việc áp dụng nếp sinh hoạt E.A.S.Y cho bé. Bởi E.A.S.Y được thiết kế với cho bé sơ sinh có trọng lượng trung bình khoản 2,9kg Với trọng lượng này bé có thể duy trì được 3 tiếng giữa mỗi làn ăn. Nếu con nặng hoặc nhẹ hơn, mẹ phải tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với nhịp sinh hoạt của bé.

Thực hành E.A.S.Y  đối với bé có trọng lượng trung bình

Với trẻ có trọng lượng trung bình, các bữa ăn thường kéo dài từ 25-40 phút (tùy thuộc vào việc trẻ bú bình hay bú mẹ, và tùy thuộc vào việc trẻ bú ngấu nghiến hay bú từ từ). Thời gian hoạt động (bao gòm thời gian thay tã cho bé) là 30 đến 35 phút.

Thời gian ngủ, tính cả thời gian bé đang lơ mơ khoản 15 phút và kéo dài khoản 1 tiếng rưỡi đến hai tiếng. Một bé như vậy có thể cho ăn vào các thời điểm 7 giờ, 10 giờ, 1 giờ, 4 giờ và 7 giờ vào ban ngày và 9 giờ, 11 giờ vào ban đêm (2 bữa cuối cách nhau chỉ 2 giờ như vậy có thể bỏ bớt bữa ăn lúc 2 giờ sáng cho bé). Tuy nhiên, đây chỉ là gợi ý chung nếu bé thức dậy lức 12h30 thay vì 1h thì vẫn cứ cho bé ăn nhé.

Thực hành E.A.S.Y với bé có trọng lượng hơn mức trung bình

Những bé có cân nặng khi sinh nặng hơn mức trung bình. Chẳng hạn như 3,6kg hoặc 4,5kg thì sẽ ăn hiệu quả hơn và ăn được nhiều hơn trong mỗi bữa ăn. Dù bé có nặng cân hơn, các mẹ vẫn nên duy trì nếp sinh hoạt 3 tiếng.

Độ tuổi và cân nặng là hai yếu tố hoàn toàn độc lập, bé có thể nặng 3,6kg hoặc hơn nhưng về mặt phát triển tinh thần con vẫn ở độ tuổi sơ sinh nên cần được ăn mỗi 3 tiếng một lần. Những em bé như vậy có thể ngủ sau vào ban đêm ngay từ 2 tuần đầu tiên.

Thực hành E.A.S.Y với bé nhẹ cân

Một số em bé, vì sinh non hoặc đơn giản là vì nhỏ hơn, nhẹ cân hơn khi sinh. Những bé này chưa sẵn sàng cho nếp sinh hoạt E.A.S.Y. Khi mẹ đưa con từ viện về nhà và cố gắng ép bé theo nếp sinh hoạt E.A.S.Y 3H thì họ thường gặp nhiều khó khăn. Sẽ rất khó làm con hoạt động dù chỉ 20 phút hay trường hợp bé ngủ gật trong lúc ăn. Và câu hỏi là làm sao để con có thể thức. Không cần cho con thức các mẹ nhé, chỉ cần đảm bảo có thời gian hoạt động cho bé là được.

Nếu làm vậy, bé bị quá mệt và sẽ rất khó chịu. Việc cố gắng kéo dài thời gian hoạt động của con khi bé không thích điều đó có thể làm bé mệt, bé sẽ quấy và khóc liên tục. Và lúc mẹ dỗ cho con nín khó thì con có thể rất đói vì con vừa mới khóc, mà khóc thì tiêu tốn nhiều năng lượng của con. Và kết quả là mẹ thật sự bối rối vì tiếng khóc của con, cảm thấy khó chịu khi bé cứ khóc mãi. Vì bạn không biết được là bé khóc vì đói? Vì mệt? Vì cáu nữa?

Khi về đêm, các bé nhẹ cân ban đầu chỉ có thể chịu được tối đa 4 tiếng, vì thế bé thường ăn ít nhất 2 lần/đêm trong vòng 6 tuần đầu tiên. Nhưng nếu con ăn 3 tiếng một lần thì cũng không có vấn đề gì cả, con cần được ăn và tích trữ năng lượng để nhanh lớn.

Nếu con nặng dưới 2,9kg trước tiên hãy cho con ăn cách 2 tiếng một lần: mỗi bữa 30 – 45 phút, giảm thời gian chơi xuống còn 5 – 10 phút, sau đó để con ngủ khoản 1,5 giờ. Khi còn tỉnh dậy, đừng kỳ vọng con sẽ ê a hóng chuyện – giữ cho sự kích thích ở mức tối thiểu để con có thể thức đủ dài để hoàn thành một bữa ăn trọn vẹn.

Bằng cách này: ăn cách nhau 2 giờ và ngủ đủ giấc để có thể phát triển, con chắc chắn tăng cân tốt. Khi con bạn tăng cân, khoản cách giữa các lần ăn của con có thể kéo dài hơn, và bạn cũng có thể giúp con thức được lâu hơn, dần dần kéo dài thời gian chơi của con.

Từ chỗ chỉ có thể thức được khoản 10 phút khi mới sinh, cho đến khi bé nặng 2,9kg, bé đã có thể thức được khoản 20 phút, và tới khi bé nặng 3,2kg, bé đã có thể thức được khoản 45 phút. Trong khi trẻ tăng cân, bạn cũng có thể từ từ kéo giãn khoản cách của nếp sinh hoạt 2 tiếng, để khi bé đạt 2,9kg – 3,2kg, bé có thể thực hiện theo nếp sinh hoạt E.A.S.Y 3H

Thực hành E.A.S.Y với bé sinh non

Hầu hết các bệnh viện đều cho bé sinh non ăn theo chế độ 2 tiếng một lần cho tới khi bé nặng 3,2kg – cân nặng tối thiểu để bé được phép về nhà. Đó là tin tốt đối với mẹ, vì khi về đến nhà thì bé đã quen với nếp sinh hoạt. Nhưng vì các hệ thống bên trong cơ thể trẻ vẫn còn quá nhỏ và chưa phát triển hoàn thiện, nên trẻ sinh non dễ gặp phải nhiều vấn đề khác nữa, trong đó có chứng trào ngược và vàng da.

Ngoài ra, trẻ sinh non thường cũng yếu ớt hơn. Thậm chí, so với các bé nhẹ cân khi sinh, trẻ sinh non còn dễ ngủ gật trong lúc ăn hơn, vì thế bạn cần cố gắng giữ cho con thức để ăn trọn bữa. Và cha mẹ cũng cần phải bảo vệ giấc ngủ của con bằng cách tạo ra môi trường giống như ở trong bụng mẹ: quấn chặt và để con ngủ trong phòng tối, ấm áp và yên tĩnh. Hãy nhớ rằng đáng ra con vẫn còn ở trong bụng mẹ, vì thế con muốn và cần được ngủ.

Thực hành E.A.S.Y với bé bị vàng da

Việc thay đổi điều chỉnh E.A.S.Y ở bé bị vàng da cũng tương tự như việc điều chỉnh theo cân nặng khi sinh của bé sinh non, bệnh vàng da sơ sinh là trạng thái mà sắc tố da vàng. Tình trạng này xảy ra vì máy của bé có quá nhiều Bilirubin, một sắc tố màu vàng. Và gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ Bilirubin trong máu.

Con sinh ra màu vàng – da, mắt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Gan giống như động cơ xe ô tô vẫn chưa được khởi động và cần phải mất vài ngày để vận hành. Trong khi đó, con bạn sẽ rất mệt mỏi và sẽ muốn ngủ rất nhiều. Đừng nhầm tưởng bé sẽ là em bé “ngủ sốt”.

Thay vì để bé ngủ, hãy đánh thức con dậy sau mỗi 2 tiếng, để bé ăn đủ dinh dưỡng cần thiết để thải hết bệnh vàng da ra khỏi hệ thống cơ thể. Tình trạng này thường sẽ biến mất sau 3-4 ngày, trẻ bú mẹ có thể lâu hơn một chút so với trẻ uống sữa công thức. Cha mẹ có thể yên tâm rằng mọi thứ đều ổn khi da con có sắc hồng trở lại và cuối cùng màu vàng sẽ biến mắt khỏi mắt bé.

Theo Tracy Hogg & Melinda Blau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905466050